Việt Nam dừng nhập khẩu nông sản nhiễm mọt

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã ký quyết định tạm dừng nhập khẩu sản phẩm bột bã ngô từ Mỹ và lạc từ Sudan, Hồng Kông…
Ngày 17.10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã ký quyết định tạm dừng nhập khẩu sản phẩm bột bã ngô từ Mỹ và lạc từ Sudan, Hồng Kông khi nhóm sản phẩm này bị phát hiện có vi sinh vật gây hại, là đối tượng kiểm dịch thực vật của VN.
Cụ thể, quyết định tạm dừng nhập khẩu sản phẩm bột bã ngô (Distiller’s dried grains with soluble – DDGS) từ Mỹ do sản phẩm này bị nhiễm mọt Trogoderma variabile Ballion. Còn đối với lạc (Arachis hypogaea) nhập khẩu vào VN từ Sudan và Hồng Kông cũng ghi nhận bị nhiễm mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everts và mọt lạc serratus (Caryedon serratus Olivier).
Các quyết định này chính thức có hiệu lực 60 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bộ NN-PTNT giao cho Cục Bảo vệ thực vật phải tăng cường kiểm tra, tiến hành kiểm dịch chặt chẽ các lô bột bã ngô nhập khẩu từ Mỹ và các lô lạc nhập khẩu từ Sudan, Hồng Kông trong thời gian quyết định tạm dừng nhập khẩu chưa có hiệu lực.

Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2014

Thống kê Hải quan  23/01/2015

  1. Đánh giá chung

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 12/2014 là hơn 26,9 tỷ USD, tăng 3,4%, tương ứng tăng hơn 892 triệu USD so với tháng 11/2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,88 tỷ USD, giảm 2,7%, tương ứng giảm 354 triệu USD so với tháng 11/2014 và nhập khẩu đạt 14,04 tỷ USD, tăng 9,7% tương ứng tăng 1,25 tỷ USD. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12/2014 thâm hụt hơn 1,16 tỷ USD.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Biểu đồ 1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 2004-2014

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 12/2014 đạt hơn 16,18 tỷ USD, giảm 2,2%, tương ứng giảm 366 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 8,19 tỷ USD, giảm 8,2%, tương ứng giảm 736 triệu USD so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 8 tỷ USD, tăng 4,9%, tương ứng tăng 370 triệu USD so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 12/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 178,18 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2013; trong đó xuất khẩu là gần 94 tỷ USD, tăng 16,1%, tương ứng tăng 13,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu là 84,19 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 9,76 tỷ USD.

Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2014 đạt hơn 10,60 tỷ USD, tăng 1,4%, tương ứng tăng 155 triệu USD so với tháng 11/2014; tính đến hết năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt 118,26 tỷ USD, tăng 10,4% , tương ứng tăng 11,14 tỷ USD  so với năm 2013.

  1. Diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014

image003

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hàng thủy sảntrong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,84 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD so với năm trước. Xuất khẩu hàng thuỷ sản trong năm nay có mức tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với năm trước trong vòng 3 năm trở lại đây.

Xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính trong năm 2014 đã đạt được tốc độ và mức tăng khá cao. Trong đó, sang Hoa Kỳ đạt 1,71 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 252 triệu USD); sang EU đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,7% (tương ứng tăng 249 triệu USD); sang Hàn Quốc đạt 652 triệu USD, tăng 27,8%. Riêng thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, có mức tăng thấp hơn là 7,5%, tương ứng tăng 84 triệu USD. 

Hàng rau quả: hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD, tăng 28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD).

Hàng rau quả của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Cà phêlượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2014 là 115 nghìn tấn, trị giá đạt 255 triệu USD, tăng 37,3% về lượng vàtăng 32,9% về trị giá so với tháng trước. Trong năm 2014, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,7 triệu tấn và trị giá đạt 3,56 tỷ USD, tăng 30,1% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với năm 2013 (tương ứng tăng 840 triệu USD)

Gạo: trong tháng 12/2014 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 319 nghìn tấn, trị giá 150 triệu USD, giảm 32,6% về lượng và 36,3% về trị giá so với tháng trướcTTính đến hết tháng 12/2014, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,38 triệu tấn, giảm 3,2% và trị giá đạt 2,96 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 3: Lượng và đơn giá xuất khẩu gạo sang Philippin năm 2013 và năm 2014

image007

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm qua, rung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,02 triệu tấn, giảm 6,2% (tương ứng giảm 131 nghìn tấn) so với năm 2013. Xuất khẩu sang Singapore là 186 nghìn tấn, giảm 47,9% (tương ứng giảm 171 nghìn tấn). Bên cạnh đó, trong năm qua gạo của Việt Nam xuất sang Philippin đạt tốc độ tăng cao kỷ lục với 1,35 triệu tấn, gấp gần 3 lần năm 2013. Tính chung, lượng gạo xuất sang 3 thị trường này đạt 3,55 triệu tấn, chiếm 56% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Cao su: tháng 12/2014, lượng cao su xuất khẩu đạt 117 nghìn tấn, trị giá đạt 172 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12 năm 2014, lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 1,06 triệu tấn, giảm 0,7% về lượng và trị giá đạt 1,78 tỷ USD, giảm 28,4% so với năm 2013 (tương ứng giảm 706 triệu USD).

Trung Quốc và Malaixia vẫn là hai đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua; lần lượt là 470 nghìn tấn và 202 nghìn tấn; giảm 6,7% và giảm 9,6% so với năm trước. Tính chung lượng cao su xuất sang 2 thị trường này chiếm tới 64% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Than đá: xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng là 616 nghìn tấn, tăng mạnh 60,5% so với tháng trước. Trong năm 2014, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 7,28 triệu tấn, giảm 43,1% với trị giá là 556 triệu USD, giảm 39,1% so với năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá của Việt Nam, chiếm 57% tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên trong năm qua, xuất khẩu than đá sang thị trường này chỉ đạt 4,14 triệu tấn, giảm gần 60% so với năm 2013.Dầu thô: trong tháng lượng xuất khẩu là 867 nghìn tấn, tăng 23,5%, trị giá là 414 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,3 triệu tấn, tăng 10,5% và kim ngạch đạt 7,23 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô trong tháng 12 đã giảm sâu ở mức 478 USD/tấn (tương ứng 62 USD/thùng), là mức giá thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia: 2,18 triệu tấn, tăng 27,2%; sang Nhật Bản: 1,85 triệu tấn, giảm 23,9%; sang Trung Quốc: 1,59 triệu tấn, tăng 117%; sang Malaixia: 1,08 triệu tấn, tăng 3,3%; sang Singapore: 632 nghìn tấn, tăng 81,1% so với năm 2013…

Biểu đồ 4: Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô theo tháng năm 2009-2014

image005

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2014 đạt 20,95 tỷ USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%; sang Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,09 tỷ USD, tăng 27,7% so với năm 2013.

Giày dép các loạikim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 1,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 10,34 tỷ USD, tăng 23,1% (tương ứng tăng 1,947 tỷ USD) so với năm 2013. Hai thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong năm qua vẫn là EU và Hoa Kỳ với kim ngạch lần lượt là 3,64 tỷ USD và 3,33 tỷ USD, tăng 23% và 26,9% so với năm trước. Tính chung kim ngạch xuất sang 2 thị trường này chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Điện thoại các loại & linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 11 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 34,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 23,60 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 2,36 tỷ USD) so với năm 2013.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 8,45 tỷ USD, tăng 3,6% và chiếm 36% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất: 3,63 tỷ USD, tăng 6,1%; Hoa Kỳ: 1,54 tỷ USD, gấp hơn 2 lần; Ấn Độ: 890 triệu USD, giảm 3,9% so với năm 2013.

III. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014 so với năm 2013

 image009

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm 2014 là 22,5 tỷ USD, tăng 20,4% về số tương đối và tăng 3,82 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm trước. Trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 13,56 tỷ USD, tăng 29,9% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,94 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.

Tính đến hết năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 7,93 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2013. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 3,79 tỷ USD, tăng 28%; Hàn Quốc: 3,13 tỷ USD; tăng 10,9%; Đài Loan: 1,42 tỷ USD, tăng mạnh 54,1%; Đức: 1,18 tỷ USD, tăng 36,8%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá nhập khẩu trong năm 2014 là 27,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trướcKhối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 24,2 tỷ USD, tăng 3,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gần 3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 10,89 tỷ USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc: 6,76 tỷ USD, giảm 7,5%; Singapore: 2,4 tỷ USD, tăng 23,9%; Nhật Bản: 1,95 tỷ USD, tăng 6,7%; Đài Loan: 1,51 tỷ USD, tăng mạnh 62,7%… so với năm 2013.

Xăng dầu các loại:  trong tháng 12/2014, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại là 752 nghìn tấn, tăng 51,1% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 8,62 triệu tấn, tăng 17,1% với trị giá 7,67 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2013.

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore: gần 2,6 triệu tấn, tăng 28,4%; Trung Quốc: 1,73 triệu tấn, tăng 34%; Đài Loan: 1,26 triệu tấn, giảm nhẹ 1,7%; Thái Lan: 888 nghìn tấn, tăng mạnh 83,8%; Cô oét: 560 nghìn tấn, giảm 20,2%… so với năm trước.

Biểu đồ 6 : Lượng và trị giá nhập khẩu xăng dầu năm 2014

image011

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Khí đốt hóa lỏng: lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu trong tháng là gần 81 nghìn tấn, giảm 14,1%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm sâu 20,3% nên trị giá là gần 45 triệu USD, giảm 31,5%. Tính đến hết năm 2014, cả nước nhập khẩu 933 nghìn tấn với trị giá là 782 triệu USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với năm trước.

Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong năm 2014 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với 363 nghìn tấn, tăng 7,2%;Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 158 nghìn tấn, tăng mạnh 253%; Qatar: 127 nghìn tấn, giảm 26%… so với năm trước.

Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 11/2014 là 1,02 triệu tấn, giảm 22,9% với trị giá là 660 triệu USD, giảm 20,8% so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 11/2014, lượng sắt thép cả nước nhập về là 10,43 triệu tấn, trị giá là 6,91 tỷ USD, tăng 20% về lượng và tăng 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua từ Trung Quốc là 5,37 triệu tấn, tăng mạnh 65,2% và chiếm 51,4% tổng lượng sắt thép cả nước nhập về; Nhật Bản: 2,06 triệu tấn, giảm 11,4%; Hàn Quốc: 1,31 triệu tấn,tăng nhẹ 1,7%; Đài Loan: 1,03 triệu tấn, tăng 21,2%… so với 11 tháng/2013span lang=”VI” style=”mso-ansi-language: VI”>.

Ô tô nguyên chiếc: SSau nhiều năm lượng ô tô nhập khẩu ở mức thấp thì sang năm 2014, lượng ô tô nhập khẩu đạt mức hơn 71 nghìn chiếc, tăng mạnh 102,3% so với năm 2013. Đơn giá nhập khẩu bình quân tăng 8,4% nên trị giá nhập khẩu là 1,58 tỷ USD, tăng mạnh 119,2%.

Biểu đồ 7: Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2014

 

Nguồn: Tổn

image013Nguồn cục Hải quan

Mức tăng trên diễn ra ở toàn bộ các loại xe, trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là gần 31,6 nghìn chiếc, tăng mạnh 104%; ô tô tải đạt 27,3 nghìn chiếc, tăng mạnh 64,3% và ô tô loại khác là gần 12,2 nghìn chiếc, tăng mạnh 305% so với năm 2013.

Trong năm 201/span>4, dẫn đầu thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam là Hàn Quốc với 16,8 nghìn chiếc, tăng 15,6%. Lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng tăng cao với lượng nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 13,8 nghìn chiếc, tăng mạnh 224% và 13,3 nghìn chiếc, gấp 11,5 lần so với năm 2013.

Phân bón các loại: lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là hơn 256  nghìn tấn, trị giá là 78 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng trước.

Lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong năm 2014 là gần 3,8 triệu tấn, giảm 18,8% với trị giá nhập khẩu là 1,24 tỷ USD, giảm 27,3%. Đơn giá giảm mạnh nên các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đã giảm được 145 triệu USD so với năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu phân bón trong năm 2014 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 2,03 triệu tấn, giảm 19,6% và chiếm 53,3% tổng lượng phân bón nhập về của cả nước; Nga: 373 nghìn tấn, tăng 34,3%; Nhật Bản: 259 nghìn tấn, giảm 10,4%…

Vải các loại: kim ngạch nhập khẩu trong tháng 12/2014 đạt kim ngạch 825 triệu USD. Tính đến hết năm 2014 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 9,42 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước.

Các thị trường cung cấp vải chủ yếu cho Việt Nam trong năm 2014 chủ yếu gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch gần 1,84 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước; đứng thứ 3 là thị trường Nhật đạt kim ngạch gần 553 triệu USD, giảm 0,7% so với năm trước.

Nguồn : Website Hải quan Việt Nam 

Điều khoản thương mại quốc tế

INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán. Phần này giải thích một số đổi trong INCOTERMS 2010 từ INCOTERM 2000. Phòng thương mại quốc tế đã công bố nội dung incoterm 2010 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) so với incoterm 2000. Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:

Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:

EXW – EX WORKS – Giao tại xưởng

FCA – FREE CARRIER – Giao cho nhà chuyên chở

CPT – CARRIAGE PAID TO – Cước phí trả tới

CIP – CARRIAGE AND INSURANCE PAID TO – Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAT – DELIVERED AT TERMINAL (NEW) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)

DAP – DELIVERED AT PLACE (NEW) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)

DDP – DELIVERED DUTY PAID – Giao hàng đã trả thuế

Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:

FAS – FREE ALONGSIDE SHIP – Giao tại mạn tàu

FOB – FREE ON BOARD – Giao lên tàu

CFR – COST AND FREIGHT – Trả cước đến bến

CIF – COST INSURANCE AND FREIGHT – Trả cước, bảo hiểm tới bến

Kích thước container

External Dimensions

Length Width Height
20′ Standard
6.058 m 2.438 m 2.591 m
20′ 8′ 8′ 6”
40′ Standard
12.192 m 2.438 m 2.591 m
40′ 8′ 8′ 6”
40′ High Cube
12.192 m 2.438 m 2.896 m
40′ 8′ 9′ 6”

STANDARD CONTAINERS

20′ STANDARD STEEL CONTAINER – 22 G1

20' Standard Steel Container - 22 G1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
5.898 m 2.352 m 2.393 m 2.340 m 2.280 m
19′ 4 1364 7′ 8 1932 7′ 10 732 7′ 8 18 7′ 5 4964
CUBIC CAPACITY MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
33.20 m3 28,260 kgs 2,220 kgs 30,480 kgs
1,172.4 Cft 62,302 Lbs 4,894 Lbs 67,196 Lbs

40′ STANDARD STEEL CONTAINER – 42 G1

40' Standard Steel Container - 42 G1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
12.032 m 2.352 m 2.393 m 2.340 m 2.280 m
39′ 5 4564 7′ 8 1932 7′ 10 732 7′ 8 18 7′ 5 4964
CUBIC CAPACITY MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
67.70 m3 28,860 kgs 3,640 kgs 32,500 kgs
2,390.8 Cft 63,625 Lbs 8,024 Lbs 71,650 Lbs

40′ HIGH CUBE STEEL CONTAINER – 45 G1

40' High Cube Steel Container - 45 G1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
12.032 m 2.352 m 2.698 m 2.340 m 2.585 m
39′ 5 4564 7′ 8 1932 8′ 10 732 7′ 8 18 8′ 5 4964
CUBIC CAPACITY MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
76.40 m3 28,660 kgs 3,840 kgs 32,500 kgs
2,698 Cft 63,184 Lbs 8,465 Lbs 71,650 Lbs

OPEN TOP CONTAINERS

20′ OPEN TOP STEEL CONTAINER – 22 U1

20' Open Top Steel Container - 22 U1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
5,902 m 2.350 m 2.348 m 2.340 m 2.280 m
19′ 4 2364 7′ 8 3364 7′ 8 716 7′ 8 18 7′ 5 4964
ROOF HEADER
Btw Top Rails Btw Top Headers Btw Troughs Btw Stubs
W L L W
2,252 m 5.674 m 5.378 m 1.640 m
7′ 4 2132 18′ 7 2564 17′ 7 4764 5′ 4 916

Removable swing header capable of swinging 90 degs. to either side.

MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
28,180 Kgs 2,300 Kgs 30,480 Kgs
62,126 Lbs 5,070 Lbs 67,196 Lbs

40′ OPEN TOP STEEL CONTAINER – 42 U1

40' Open Top Steel Container - 42 U1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
12.036 m 2.350 m 2.348 m 2.340 m 2.280 m
39′ 5 5564 7′ 8 3364 7′ 8 716 7′ 8 18 7′ 5 4964
ROOF HEADER
Btw Top Rails Btw Top Headers Btw Troughs Btw Stubs
W L L W
2,232 m 11.798 m 11.512 m 1.940 m
17′ 3 78 38′ 8 3164 37′ 9 1564 6′ 4 38

Removable swing header capable of swinging 90 degs. to either side.

MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
26,680 Kgs 3,800 Kgs 30,480 Kgs
58,819 Lbs 8,377 Lbs 67,196 Lbs

FLAT RACK CONTAINERS

20′ COLLAPSIBLE FLAT RACK – 22 P3

20' Collapsible Flat Rack - 22 P3

INTERNAL DIMENSIONS BTW HEADERS BTW CORNERS
L W H L L W
5.96 m 2.40 m 2.29 m 5.85 m 5.42 m 2.06 m
19′ 7” 7′ 10” 7′ 6” 19′ 2” 17′ 9” 6′ 9”
MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
37,000 Kgs 3,000 Kgs 40,000 Kgs
81,571 Lbs 6,613 Lbs 88,184 Lbs

40′ COLLAPSIBLE FLAT RACK – 42 P3

40' Collapsible Flat Rack - 42 P3

INTERNAL DIMENSIONS BTW HEADERS BTW CORNERS
L W H L L W
11.65 m 2.37 m 1.96 m 12.06 m 11.66 m 2.22 m
38′ 3” 7′ 9” 6′ 5” 39′ 7” 38′ 3” 7′ 3”
MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
44,650 Kgs 5,250 Kgs 50,000 Kgs
98,436 Lbs 11,574 Lbs 110,231 Lbs

REEFER CONTAINERS

20′ REEFER STEEL CONTAINER – 22 R1

20' Reefer Steel Container - 22 R1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
5.456 m 2.294 m 2.16 m 2.290 m 2.264 m
17′ 10 5164 7′ 6 516 7′ 1 364 7′ 6 532 7′ 5 964

NOTE: Inside height is to maxi stowage height.

CUBIC CAPACITY MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
28.40 m3 27,540 kgs 2,940 kgs 30,480 kgs
1,002.9 Cft 60,715 Lbs 6,481 Lbs 67,196 Lbs

40′ HIGH CUBE REEFER STEEL CONTAINER – 45 R1

40' High Cube Reefer Steel Container - 45 R1

INTERNAL DIMENSIONS DOOR
L W H W H
11.59 m 2.288 m 2.40 m 2.290 m 2.569 m
38′ 0 1964 7′ 6 564 7′ 10 3164 7′ 6 532 8′ 5 964

NOTE: Inside height is to maxi stowage height.

CUBIC CAPACITY MAXIMUM PAYLOAD TARE WEIGHT MAXIMUM GROSS
67.50 m3 29,400 kgs 4,600 kgs 34,000 kgs
2,383.7 Cft 64,815 Lbs 10,141 Lbs 74,957 Lbs

Air Freight Container Types and Dimensions

The following guide to airfreight containers, also called Unit Load Devices (ULD), has been developed from materials supplied by IATA (International Air Transport Association) and the ATA (Air Transport Association of America). This guide lists and illustrates the average external dimensions and weight limitations of the primary containers in use today. Exact dimensions and weight limitations will vary by manufacturer and availability will vary by air carrier and tradelane.

China Airlines triển khai ba tuyến vận tải hàng hóa mới

Tuyến mới hàng tuần đến Xiamen đã bắt đầu từ ngày 4 tháng Chín, tuyến hàng tuần đến Nanjing sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng Chín.

 

Tuyến chở hàng hai chuyến một tuần giữa Taoyuan và Fuzhou sẽ được triển khai vào cuối tháng Chín, giúp China Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyên cơ vận tải hàng hóa tại Fuzhou từ khi Sân bay Quốc tế Changle của thành phố này mở cửa vào năm 1997.

 

China_Airlines_747-400_at_HKG
China Airlines đã khai thác các chuyến bay chở hàng qua eo biển Đài Loan đến Shanghai-Pudong và Guangzhou.

 

Hãng lên kế hoạch khai thác tổng cộng 12 chuyến bay chở hàng hàng tuần qua eo biển đến năm điểm đến khác nhau ở Đại lục.

 

CAL hiện có một đội bay gồm 20 chuyên cơ vận tải B747-400F, và theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, hãng là nhà vận chuyển hàng hóa quốc tế lớn thứ mười trên thế giới.

Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – năm 2014

Năm 2014 là một năm tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong nước có nhiều biến động, diễn biến phức tạp tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan. Trong bối cảnh đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước trong năm 2014.
 

1. Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế.

Tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng  50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư).

Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37,2 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37,9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và Bình Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư).

2. Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2014.

Tính từ 1/1/2014 đến 15/12/2014, cả nước có 1.588 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD,tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, có 594 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).

Quy mô dự án

Trong năm 2014, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ. Cả năm 2014 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD, 22 dự án trên 100 triệu USD, 24 dự án trên 50 triệu USD, 157 dự án trên 10 triệu USD. Còn lại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 87% tổng dự án cấp mới năm 2014). Quy mô vốn trung bình của dự án ĐTNN trong năm 2014 khoảng 9,8 triệu USD, thấp hơn so với quy mô vốn bình quân dự án ĐTNN nói chung là 14 triệu USD.

4 dự án có quy mô trên 1 tỷ USD năm 2014 là:

–         Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp gia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD

–         Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần mềm tiên tiến, vốn đăng ký: 1,4 tỷ USD

–         Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1,25 tỷ USD

–         Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia công các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD

Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán khoảng 10 dự án BOT điện, vốn mỗi dự án khoảng từ 2 – 2,5 tỷ USD và có dự án dầu khí đặc biệt lớn tại Bình Định (vốn khoảng 27 tỷ USD) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Việc thu hút các dự án lớn vào đầu tư tại Việt Nam thường có thời gian chuẩn bị nhiều năm. Do vậy, việc chưa có các dự án lớn trong năm nay chưa phản ánh được xu thế đầu tư hiện tại.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký.

Có thể thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều trong thời gian vừa qua (năm 2011 chiếm 50%, năm 2012: 70%, năm 2013: 76,6%, năm 2014: 72%).  Trong đó, đã xuất hiện nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, đóng góp vào phần chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Định hướng đầu tư này là phù hợp với mục tiêu và định hướng thu hút ĐTNN theo ngành và lĩnh vực của Việt Nam.

Trong 4 dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD thì đã có 3 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên với vốn đầu tư là 3 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh – 1,4 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh – 1 tỷ USD). Riêng 3 dự án này đã chiếm 35% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm 2014.

Theo đối tác đầu tư:

Trong năm 2014  đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Năm nay, với một loạt các dự án đầu tư của Samsung đã giúp Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan vẫn là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài các dự án đầu tư mới thì các nhà đầu tư cũng mở rộng sản xuất kinh doanh tại các địa phương khác (Thái Nguyên, Bắc Ninh…) chứ không chỉ tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.
 

Theo địa phương

Trong 12 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Thái Nguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,1 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,83 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm. Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, Bình Dương, Khánh Hòa với quy mô vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,58 tỷ USD; 1,46 tỷ USD và 1,25 tỷ USD.

Trong vài năm gần đây, một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Khánh Hòa đã tận dụng tốt các lợi thế của tỉnh và có phương thức thu hút đầu tư hiệu quả nên đã thu hút được các dự án lớn, có tác động tới kinh tế – xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong năm 2014, Thái Nguyên tiếp tục thu hút được 1 dự án của Samsung sản xuất, lắp rắp, gia công sản phẩm và linh kiện điện tử với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và đưa Thái Nguyên lên vị trí dẫn đầu thu hút FDI trong năm nay. Ngoài ra, Bắc Ninh, Khánh Hòa cũng đã có được dự án lớn (trên 1 tỷ USD) trong năm nay. Các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng vẫn giữ được tốc độ thu hút đầu tư tốt.

Theo vùng kinh tế

Khu vực Đông Nam bộ (gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) hiện dẫn đầu cả nước về thu hút vốn ĐTNN với 7,2 tỷ USD tổng vốn đầu, chiếm 35,7% tổng số vốn đầu tư của cả nước tư trong năm 2014. Đứng thứ hai là khu vực đồng bằng sông Hồng với 6,2 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 31% tổng vốn đầu tư của cả nước. Đây là 2 vùng kinh tế lớn nhất của cả nước, có cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và thu hút nhiều dự án ĐTNN. Đứng thứ ba là khu vực Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với 2,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc có kết quả thu hút ĐTNN còn hạn chế do đây là những khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, xa các trung tâm kinh tế của cả nước.

3. Về tình hình thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2014.

Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam (tính đến ngày 15/12/2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ,thúc đẩy giải ngân các dự án đã được chú trọng hơn. Đồng thời công tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.

Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59  tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013.

Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong các năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%). Và trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101,59  tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.

Nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm 2014 đạt 5,58 tỷ USD, tăng  11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa và chiếm 14,4% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4,67 tỷ USD, chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Nguồn : Cục ĐTNN- Bộ KHĐT